Rủi ro thiếu nước sạch đe dọa TP.HCM

Tiêu điểm
Công Nghệ: What Earth in 2050 could look like - Shannon Odell Dịch vụ: Thị trường bất động sản: “Vướng” và “chậm”, “khó” và “bí” Công Nghệ: Lời giải cấp bách cho bài toán đô thị VN 2024 - Hiểm hoạ tại các thành phố đang không ngừng chất thải Công Nghệ: Miền Tây 'khát' nước Nghệ Thuật: Gia tộc "giàu bền vững" suốt 2 thế kỷ, tài sản lớn gấp 5 lần so với tỷ phú giàu nhất hành tinh Công Nghệ: Úc sắp đối mặt siêu hạn hán kéo dài hàng chục năm Xây Dựng và Vận Tải: Nhiều lưu ý về thời tiết ở TP HCM từ tháng 4 đến tháng 6 Nghệ Thuật: Tình hình thế giới 3-2024 trông rất giống Thế chiến II Xây Dựng và Vận Tải: Nobody Actually Knows What Russia Does Next Xây Dựng và Vận Tải: Những điểm mới trong điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM Xây Dựng và Vận Tải: Dân vùng khô hạn trắng đêm chờ nước từ thiện Xây Dựng và Vận Tải: Kinh tế Việt Nam quý 1 và dự báo cả năm 2024 Dịch vụ: Dẹp loạn 'thổi giá' bất động sản Công Nghệ: Nắng nóng gay gắt, Bộ Y tế cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm Công Nghệ: Địa chính trị và Mặt trăng Công Nghệ: Long An: Gần 5.000 hộ dân thiếu nước mùa khô Công Nghệ: Những con số bất thường về nắng nóng đầu mùa Nghệ Thuật: Thế hệ Z: Nam bảo thủ, nữ cấp tiến Dịch vụ: Nơi nào được lấn biển? Công Nghệ: 2050 Công Nghệ: 8 million UK jobs at risk from AI Công Nghệ: “Bố già AI” lên tiếng về mối đe dọa công nghệ vượt qua loài người Xây Dựng và Vận Tải: Hé lộ về UAV Ukraine dùng tập kích nhà máy lọc dầu Nga Xây Dựng và Vận Tải: AEON Việt Nam mở cửa siêu thị tinh gọn đầu tiên tại TP.HCM Xây Dựng và Vận Tải: Báo cáo của PAPI: Người dân cả nước muốn chuyển đến sinh sống tại TP.HCM nhất Xây Dựng và Vận Tải: Con đường nghìn tỷ nối đại lộ 10 làn xe với cao tốc 30.000 tỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh đang làm đến đâu? Công Nghệ: Mùa hè nóng cháy ở Đông Nam Á, do đâu? Công Nghệ: Ô nhiễm không khí: Hình phạt của khí hậu Xây Dựng và Vận Tải: TP.HCM nắng gắt đến bao giờ? Xây Dựng và Vận Tải: Geopolitics and the Moon Công Nghệ: Cống Cái Lớn đã đóng hoàn toàn 11 cửa van để kiểm soát mặn Công Nghệ: Đối phó hạn mặn gay gắt ở ĐBSCL - Bài cuối: 3 giải pháp để giảm thiểu thiệt hại Xây Dựng và Vận Tải: Lo thiếu nước sạch, Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất xây hồ chứa gấp 200 lần sân bóng đá Công Nghệ: "Báo động đỏ" về khí hậu Thị Trường: Fed dự báo hạ cánh mềm, giữ triển vọng giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024 Xây Dựng và Vận Tải: For the US, 2024 Isn’t 1973 Công Nghệ: Renewable power saw unprecedented growth in 2023 Xây Dựng và Vận Tải: Ukrainian Drone Strikes Hit Russia's Oil Revenues Công Nghệ: Việt Nam đối mặt thiệt hại mùa màng 3 tỷ USD/năm do nước mặn xâm nhập Xây Dựng và Vận Tải: Diện mạo khu phố Nhật Bản giữa lòng TPHCM chuẩn bị được cải tạo Thị Trường: Nền kinh tế nghiện nợ và hệ lụy Dịch vụ: Các ngân hàng châu Âu đau đầu với 1.400 tỉ euro dư nợ cho vay bất động sản Sức Khỏe và Giáo Dục: Sau 70 tuổi, vợ chồng tôi thỏa thuận: Nếu 1 người ra đi trước, người còn lại phải hứa làm 5 điều bất kể con cái phản đối ra sao Thị Trường: Chủ tịch Jerome Powell tiết lộ yếu tố hàng đầu khiến lạm phát vẫn ở mức cao trong vài năm qua khiến Fed chưa thể vội vàng cắt giảm lãi suất Nghệ Thuật: Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard: Đây là KIỂU NGƯỜI hạnh phúc nhất, không liên quan gì đến giàu sang, danh vọng! Công Nghệ: Mùa hè năm nay có thể xuất hiện nắng nóng với kỷ lục về nhiệt độ Dịch vụ: Lộ lý do bất ngờ khiến gần đây Long An liên tục thu hút loạt ông lớn Vingroup, Ecopark, BIM Group, Eurowindow… đổ bộ làm dự án “khủng” Xây Dựng và Vận Tải: Ông Trump và viễn cảnh một tổng thống ngồi tù Xây Dựng và Vận Tải: Vì sao hãng tàu MSC lớn nhất thế giới muốn đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ? Xây Dựng và Vận Tải: Rủi ro thiếu nước sạch đe dọa TP.HCM Dịch vụ: Mặt bằng cho thuê quận 1 hạ nhiệt để tìm khách? Quảng cáo: Tại sao những người xuất sắc thường có lối SUY NGHĨ RANH GIỚI? – Giúp làm gì cũng thành công, tinh thần chẳng áp lực Công nghiệp: Đi tìm nguyên nhân khiến VN-Index bị thổi bay 38 điểm, 461 mã trên HoSe 'đỏ lửa' Quảng cáo: 9 quán cà phê thú vị nhất TPHCM có gì đặc biệt? Xây Dựng và Vận Tải: Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào Quảng cáo: BUỔI THIỀN TRÀ ĐẶC BIỆT TRÊN ĐỈNH NÚI BÀN CỜ VỚI TỶ PHÚ BILL GATES VÀ BÀ PAULA HURD Nghệ Thuật: “TỰ DO LÀ MỘT TRÁCH NHIỆM” Nghệ Thuật: Quốc gia từng nghèo nàn, lạc hậu nhất thế giới nay rót hàng chục tỷ USD vào Việt Nam, đứng số 1 trong 144 quốc gia, vùng lãnh thổ đến đầu tư Quảng cáo: Sài Gòn những ngày oi bức, chợt nhớ một thời rợp bóng cây! Dịch vụ: Vì sao biệt thự, nhà phố ế ẩm? Nghệ Thuật: Trung Quốc và "những đứa con toàn thời gian" Dịch vụ: Xu hướng mới của thị trường địa ốc từ năm 2024: Dự án bất động sản “ăn theo” mô hình đô thị TOD, liên tục được trợ lực bởi đường vành đai và các tuyến metro Dịch vụ: Thị trường BĐS đầu năm khởi sắc nhờ tổng lực từ các chủ đầu tư Dịch vụ: Xử lý vướng mắc của thị trường bất động sản vẫn còn chậm Dịch vụ: Nghịch lý thị trường, bất chấp giao dịch ảm đạm, địa ốc Long An vẫn lọt vào ‘mắt xanh’ của nhiều ‘ông lớn‘ Thị Trường: Chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn: Tiền chưa rẻ! Dịch vụ: TP.HCM thiếu nhà bình dân, khách dạt về vùng ven Dịch vụ: Doanh nghiệp bất động sản bắt đầu cuộc đua từ đáy Dịch vụ: Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa Dịch vụ: Hạ giá nhà thế nào? Sức Khỏe và Giáo Dục: 80 tuổi, sống một mình 17 năm, tôi vẫn khỏe mạnh, hạnh phúc mỗi ngày vì làm đúng 4 điều này Dịch vụ: Chạy theo giá thuê nhà Dịch vụ: Thời điểm vàng cho bất động sản hậu khủng hoảng Thị Trường: 2,75 triệu tỷ rót vào bất động sản, nhà băng nào cho vay nhiều nhất? Nghệ Thuật: The Cycle Of Civilizations Nghệ Thuật: Đường phố Sài Gòn - Những ký ức thân thương - Kỳ 11: Mai Chí Thọ - con đường phát triển Nghệ Thuật: Modernizing Ancient Civilizations For Today’s Planetary Challenges Thị Trường: 2 triệu tỉ đồng: Bơm tiền gì mà ghê vậy? Công nghiệp: Chứng khoán Trung Quốc về đáy của gần hai thập kỷ, ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao? Thị Trường: Where Will the Global Economy Land in 2024? Thị Trường: Chủ tịch FED Jerome Powell lên tiếng: Đây là số đợt cắt giảm lãi suất dự kiến của ngân hàng trung ương năm nay Công nghiệp: Những mối nguy của kinh tế và chứng khoán Mỹ năm 2024 Thị Trường: Doanh nghiệp nội khó khăn và phản ứng chính sách Thị Trường: Kỳ vọng gì ở chính sách tiền tệ 2024? Thị Trường: TS. Cấn Văn Lực: ‘Kinh tế thế giới vẫn khó khăn, lạm phát toàn cầu còn lâu mới về 2%’ Thị Trường: Hiện tượng “Thiên Nga Đen" trị giá 6 nghìn tỷ USD mà chúng ta có bỏ quên Thị Trường: Ngân hàng 2024: Trọng tâm là xử lý nợ xấu? Thị Trường: Đầu tư năm 2024: Cần phòng ngự chặt, phản công nhanh Thị Trường: Fed thua lỗ lớn nhất lịch sử Thị Trường: 'Vua trái phiếu' Jeffrey Gundlach: Nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm 2024, đồng USD có nguy cơ gặp rắc rối lớn Sức Khỏe và Giáo Dục: There's a surprising limit to how much the human stomach can hold Sức Khỏe và Giáo Dục: Giáo sư từng đoạt giải Nobel suốt đời tuân theo 6 điều, bảo sao sống thọ 101 tuổi: Tập thể dục hay uống nước cũng gác lại sau Quảng cáo: 'Đại gia' Nhật Bản và chủ nghĩa khắc kỷ: Không phô trương, vẫn đi làm dù thừa tiền và dạy con làm giàu từ bé Sức Khỏe và Giáo Dục: Chùa Lá bốc thuốc miễn phí : Nếu không sửa luật, dự án bất động sản sẽ tắc trong 10 năm tới Quảng cáo: Quán cà phê như khu rừng mát xanh giữa lòng TPHCM Quảng cáo: Cuối tuần, đi cà phê ở những quán phong cách cổ điển ở TPHCM Sức Khỏe và Giáo Dục: How Seawater’s Teeming Life May Change Our Own Quảng cáo: Năm 2050 có gì trong cửa hàng của nhân loại? Quảng cáo: Tuyệt diệu và kích động Quảng cáo: Tương lai cần một sự nâng cấp Quảng cáo: Đêm Sài Gòn PHẬN ĐỜI TRÔI | Chợ Rạch Ông, Cầu Chữ Y & Đồng Khánh | Cuộc Sống Sài Gòn Ngày Nay Thị Trường: Kinh tế Trung Quốc : Nhân dân tệ trượt giá, dấu hiệu báo trước tai họa ? Thị Trường: Tác động của chu kỳ thắt chặt tiền tệ sẽ thể hiện rõ nét trong năm 2024 Thị Trường: Nhà đầu tư bắt đầu lấy lại niềm tin trái phiếu doanh nghiệp Thị Trường: Các ngân hàng Trung Quốc đồng loạt hạ lãi suất vì tăng trưởng kinh tế giảm tốc Thị Trường: Ngân hàng chùn tay cho vay vì nợ xấu; gỡ tắc tín dụng bằng nhà giá rẻ Quảng cáo: Hành trình đi tìm thuốc trường sinh của vua chúa thời xưa Thị Trường: Tiền gửi lãi suất 10-11%/năm đáo hạn, đổ vào đất được không? : Vòm sắt - hệ thống đánh chặn tên lửa thành công hơn 90% của Israel? Thị Trường: Dự báo lạm phát đầu năm 2024 có thể lên tới 4,6% - 4,7%?
Bài viết
Rủi ro thiếu nước sạch đe dọa TP.HCM

    Trong khi tình hình xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng ô nhiễm tại một số đoạn sông Sài Gòn, sông Đồng Nai cũng bắt đầu tái diễn. Với 95% nguồn nước thô đang khai thác trực tiếp từ 2 dòng sông này, việc đảm bảo cung ứng nước sạch cho người dân TP.HCM đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

    Tái diễn ô nhiễm nguồn nước

    Gần 1 tháng qua được coi là khoảng thời gian kinh hoàng đối với những hộ dân sống tại khu vực cuối kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trên đường Hoàng Sa, Trường Sa, đoạn qua các phường 3 và 5 (Q.Tân Bình). Giữa cái nắng nóng khắc nghiệt nhất của mùa khô, hàng chục tấn rác thải nổi lềnh bềnh kín cả gần 100 m trên dòng kênh, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Phía khu vực cửa xả cống hộp gần đường Út Tịch, rác thải xen lẫn lục bình theo thủy triều dồn về ứ đọng, lấp kín miệng cửa xả. 

    Thực tế, tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn không phải điều gì quá kinh ngạc với người dân thành phố. Ngay khu vực trung tâm, rạch Bến Nghé (thuộc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, một trong những dòng kênh lớn nhất của TP.HCM) đoạn chảy qua Q.1, Q.4 cũng thường xuyên trong tình trạng nước đen kịt, nổi lềnh bềnh bèo quện vào rác, xộc lên mùi hôi bất kể mùa khô hay mùa mưa. Càng ra ngoài vùng ven, tình trạng ô nhiễm nước càng trầm trọng. Như rạch Xuyên Tâm, kênh Hy Vọng phía Q.Tân Bình ngập ngụa rác từ thùng xốp, bọc ni lông đến xác động vật, thủy tinh vỡ… nằm tầng tầng lớp lớp trên mặt kênh, dày đến nỗi có thể đứng và đi lại dễ dàng.

    Rác ngập trên dòng kênh đẹp nhất TP.HCM xuất hiện cùng thời điểm kênh Rạch Mọi chảy ra sông Đồng Nai được phản ánh nước đen ngòm, nhiều bọt và có mùi hôi nồng, khiến người dân TP không khỏi lo lắng. Bởi sông Sài Gòn và sông Đồng Nai là nguồn cung cấp tới 95% lượng nước thô khai thác phục vụ sinh hoạt cho toàn bộ thành phố.

    Rủi ro thiếu nước sạch đe dọa TP.HCM- Ảnh 1.

    Nhiều tuyến kênh rạch ngập rác càng làm dấy lên lo ngại về chất lượng nước của các con sông trên địa bàn TP.HCM - Hà Mai

    Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Sở TN-MT TP.HCM xác nhận chất lượng nguồn nước thô hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm. Bởi hệ thống cấp nước của thành phố được lấy từ 2 nguồn chính là sông Sài Gòn (tại xã Hòa Phú, H.Củ Chi - chiếm khoảng 25% tổng công suất - và tại kênh N47 thuộc nhánh nhỏ của kênh Đông lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng - chiếm khoảng 8,5% tổng công suất) và sông Đồng Nai tại chân cầu Hóa An, tỉnh Đồng Nai (chiếm khoảng 60,5% tổng công suất). 

    Hai dòng sông này đều là hạ nguồn của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và được điều tiết bởi 2 hồ chứa phía thượng nguồn. Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam. Ước tính, phía thượng nguồn sông Sài Gòn, Đồng Nai có tới gần 50 nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp xả thẳng nước thải ra sông nên nguy cơ gây ô nhiễm rất cao.

    Suốt ngày đêm khẩn trương dọn rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

    Thực tế hiện nay, nguồn nước từ hệ thống sông Đồng Nai đang có dấu hiệu ô nhiễm nếu so với quy chuẩn của Bộ TN-MT. Cụ thể, hàm lượng vi sinh vượt ngưỡng khoảng hơn 10 lần ở cả sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; hàm lượng ammoniac đặc biệt tại sông Sài Gòn vượt ngưỡng 3 - 5 lần; ô nhiễm hữu cơ theo chỉ tiêu DO không đạt quy chuẩn 2 - 3 lần… 

    Chưa kể, giải pháp khai thác nước thô hiện nay đang gặp bất lợi do phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng nước thải của các tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Ngoài ra, chất lượng nước tại nhà máy sau khi xử lý đạt quy chuẩn nước dùng cho ăn uống trực tiếp nhưng khi đến với người sử dụng qua hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước, một số chỉ tiêu chất lượng nước lại chưa đảm bảo như hàm lượng chất khử trùng chlorine...

    Nước ngầm giảm, lo nước sông nhiễm mặn

    Để ứng phó tình trạng nước mặt bị ô nhiễm, thời gian qua TP.HCM đẩy mạnh triển khai các giải pháp giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất. Việc này nhằm giảm khai thác nước ngầm cũng như sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất gắn với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt lún đất. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tính đến cuối năm 2023, tổng lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố giảm còn 251.089 m3/ngày đêm. 

    Theo lộ trình sẽ tiếp tục giảm khai thác nước ngầm, đến giai đoạn 2024 - 2025 giảm còn 100.000 m3/ngày đêm. Đây là chủ trương đúng đắn và đang được triển khai hiệu quả nhằm làm chậm lại quá trình sụt lún mặt đất ở TP.HCM. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy nguồn tài nguyên nước phục vụ cho các vấn đề kinh tế-xã hội của TP.HCM ngày càng bị hạn chế.

    Trong khi đó, dù xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho người dân TP.HCM nhưng vẫn là nguy cơ tiềm ẩn. Cụ thể, đợt triều cường đầu tháng 2 âm lịch được xem là bất thường khi hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đạt và duy trì ở mức cao trên BĐ 3 trong 2 ngày liên tiếp. Trong những ngày tiếp theo, đỉnh triều cao trên mức BĐ 2. Tại TP.HCM, rủi ro thiên tai do triều cường cao đạt cấp độ 2, có khả năng gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp ven sông, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân địa phương, đặc biệt ở Cần Giờ và Nhà Bè. 

    Triều cường cao mang theo độ mặn từ biển lấn sâu vào các kênh rạch. Tính tới ngày 13.3, bản đồ đo mặn trên sông Sài Gòn cho thấy tại trạm Nhà Bè mặn lên tới 16,4‰, còn tại trạm Thủ Thiêm lên tới 7,8‰ và Lái Thiêu (Bình Dương) là 1,4‰. Dù vậy, đại diện Đài khí tượng thủy văn Nam bộ cho biết "xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của thành phố".

    Theo các chuyên gia, dù hiện tại nguồn nước sạch cung cấp cho thành phố vẫn đảm bảo nhưng với xu hướng mặn ngày càng xâm nhập sâu thì trong tương lai TP.HCM sẽ đối mặt với vấn đề nguồn cung cấp nước. Nguy cơ nước sinh hoạt bị nhiễm mặn như ở Bến Tre và Tiền Giang là một minh chứng điển hình mà ngay từ bây giờ thành phố phải tính toán ứng phó trước. 

    Theo các nghiên cứu, 97% nước trên bề mặt trái đất là nước mặn và chỉ 3% nước ngọt con người có thể sử dụng. Tốc độ ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nước tăng cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới 3% lượng nước ngọt đó. Dự báo đến năm 2050 sẽ có tới 3,9 tỉ người trên thế giới không có nước sạch để sử dụng. Điều này có nghĩa là cứ 5 người trên thế giới thì có tới 2 người phải đối diện nguy cơ thiếu nước trầm trọng.

    TP.HCM đảm bảo 100% hộ dân có nước sạch

    Ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), cho biết: TP.HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước đảm bảo nước sạch đến với 100% hộ dân. Tuy nhiên, việc cung ứng nước sạch ở TP.HCM đang đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là vào mùa khô. Bên cạnh chất lượng nước thô có xu hướng ô nhiễm đòi hỏi áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến thì trữ lượng nước cũng có nguy cơ không đảm bảo. Từ đầu năm đến nay, lượng mưa rất thấp, lượng nước về các hồ đầu nguồn ít. Sawaco phải phối hợp với các hồ đầu nguồn làm sao khai thác tối ưu được lượng nước đó. "Tới giờ phút này, chúng tôi vẫn đảm bảo chất lượng nước theo đúng quy định do Bộ Y tế ban hành. Trữ lượng cũng đảm bảo 24/7, không giảm sản lượng. Tuy vậy, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn tiến nhanh, mạnh. Hiện tượng El Nino có thể kéo dài đến hết tháng 6 năm nay. Vì thế, phải vừa duy trì hiện tại, vừa tính toán cho tương lai để đến lúc đó vẫn phải đảm bảo đủ nước phân phối đều", ông Thạch thông tin thêm.

    Hà Mai - Chí Nhân - Theo Thanh Niên

    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    • Đang online 2
    • Truy cập tuần 86
    • Truy cập tháng 56
    • Tổng truy cập 60412